Sunday, April 28, 2013

Kinh Pháp Hoa và Ý Nghĩa Hoa Sen



KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA (Lotus Sutra) do ngài TAM TẠNG PHÁP SƯ CƯU MA LA THẬP vưng chiếu dịch Đời Diêu Tần
Diệu Pháp Liên Hoa: Pháp mầu khó nghĩ lường, thắng hơn tất cả pháp. Kinh pháp này là bậc nhứt trong Kinh pháp khác của Phật nói.

Tại sao Đức Thế Tôn dùng hoa sen để chỉ Tri Kiến Phật? 


Lúc xưa trong pháp hội, đức Thế Tôn dùng một cành hoa sen để ngầm ám chỉ đến Tri Kiến Phât. Lúc ấy chỉ có đại để tử Xá Lợi Phất là hiểu được chân lý này và ngài tủm tỉm cười. Ngài Xá Lợi Phất sau đó được thọ ký sau sẽ thành Phât.

Hoa sen được ví như cái âm thanh tịnh không ô nhiễm, đức hạnh, kết quả viên mãn. Hoa sen còn được ví với quá trình tu tập, phát triển tâm thức: cây sen mọc dưới bùn được ví cho cái tâm bị che lấp vì phiền não sinh tử; cây vươn lên trong nước, được ví cho quá trình tu tập, thanh tịnh hóa; hoa nở bên trên mặt nước phô sức hương dưới ánh mặt trời được ví cho cái tâm đã giác ngộ viên mãn.

Kinh Pháp Hoa có đưa ra ba ẩn dụ về hoa sen qua đó, hạt sen được ví với sự chân thật, hoa sen được ví với sự quyền biến; do hạt mà có hoa, hoa nở thì hạt bày ra, hoa rụng thì hạt hình thành. Tức là do có chân thật nên có quyền biến (tạm dùng cho phù hợp với đời), quyền biến được khai mở thì chân thổ lộ ra, quyền biến mất đi thì chân thật hình thành viên mãn. 

Hoa sen và các đặc tính


Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên

Tạm Dịch
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi.

Đối với đạo Phật, hoa sen là một vật quí trọng tôn kính hơn hết. Khi bước vào chùa, ngó lên ngôi Tam bảo là thấy bao nhiêu hình sắc của Hoa sen. Trước hết, đập mạnh vào thị giác của mỗi người là chỗ ngồi và chỗ đứng của chư Phật đều làm thành hình một đóa hoa sen to tướng mà danh từ Phật học gọi là Liên tòa hay tòa sen. Sau đó là những Hoa sen tươi hoặc đã nở hoặc còn búp dâng cúng trước mỗi bàn thờ Phật.


 Hoa sen xinh đẹp biết là bao!
Hoa ơi, hoa có tự thủa nào?
Mà người hằng nói: hoa quân tử
Gần bùn vẫn giữ vẻ thanh cao...


Sau đây là các tánh đặc biệt của Hoa Sen

Không nhiễm

Hoa Sen dù mọc lên từ bùn nhơ nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trừng thanh

Chỗ nào có hoa Sen mọc thì chỗ đó nước không bao giờ đục

Kiên nhẫn

Rễ củ của Sen nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tính kiên nhẫn, nó rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Viên dung

Vì hoa Sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có.

Thanh lương

Giữa mùa Hạ nhưng hoa Sen vẫn bất chấp sự nóng bức mà vẫn vươn mình mọc lên. Để nói lên rằng: dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si.

Hành trực

Là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”.

Ngẩu không

Hoa Sen tuy thân ngay thẳng nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt này để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tính hỷ xả.

Bồng thực

Hoa Sen nở ra đã có  gương, có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Có nghĩa là nhân quả như hình với bóng. Hình thế nào thì bóng như thế đó.

Ý nghĩa hoa sen trong Thiền Tông(Hoa Sen = Tri Kiến Phật)

Không phải tự nhiên hình tượng đức Như Lai ở tại tất cả thiền viện trong hệ phái Thiền Trúc Lâm (Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm yên Tử, Ngũ Chiếu) lại cầm đóa Sen, khác nhiều so với nhiều chùa chiền khác. Đó là vì Thiền Tông chú trọng đến sự giác ngộ, là Tri Kiến Phật, là cứu kính của sự giải thoạt Điều này cũng rất phù hợp với tinh thân của kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhấn mạnh đến Phật Thừa.
 



Trong vũng bùn ngũ dục, đức Phật thoát ra và trở thành một vị giác ngộ giải thoát. Đức Phật không phải từ phương trời nào xuống, mà chính là một con người hưởng đầy đủ dục lạc ở thế gian, rồi tự điều phục, thoát khỏi ngũ dục trở thành đấng giác ngộ.” Hòa thượng Thích Thanh Từ


Cây sen rất đặc biệt, tự bản thân và sự sinh thành của nó hàm súc một triết lý siêu mầu cao cả. Kẻ học đạo, nếu biết lấy đó làm tấm gương tu tiến thì quả Phật chẳng phải là khó được.

Ngay như hột sen, nào có khác hột giống Bồ đề của ta, một khi đã gieo vào tâm thức thì không bao giờ mất hay hư hoại. Nó sẽ nảy nở nếu có đủ điều kiện về nhân duyên; ví bằng không gặp hoàn cảnh thuận tiện do ác nghiệp gây ra làm trở ngại thì nó vẩn nằm đó chớ không hề mất hay úng.

Đến khi gặp đủ nhân duyên, hột sen tự phá lấy lớp vỏ cứng và cố gắng không ngừng vượt lên. Mọc trong bùn đất hôi tanh nhưng nó không hể bị ô nhiễm, cố vượt cho ra khỏi lớp bùn để chui lên trong nước, càng vượt lên càng hoán cải hoàn cảnh chung quanh mình, biến lớp nước vẩn đục trở nên trong trẻo.

Cái lý tu hành cũng như thế. Muốn có cây sen trước hết phải có hột giống, cũng như người muốn thành Phật trước phải gieo hột giống Bồ đề, và cho được ươm hoa kết trái, cây sen phải từ dưới bùn mọc lên, cũng như con người phải từ cõi trần ô trược mà tu tiến lên thành Tiên thành Phật vậy.

Mặc dầu mọc trong bùn, cây sen không nhiễm bủn, trái lại còn hoàn cải nước đục thành trong, cũng như tu hành mặc dầu sống ở cõi trần, chung lộn với kế tục, thế mà đã không nhiễm trầm, đắm mê tục lụy, trải lại còn cảm hóa bao nhiêu người chung quanh mình quảy đầu hướng thiện, tinh tấn tu hành.
Khi đức Phật ở trong cung vua thọ hưởng dục lạc, ví dụ như hoa sen còn ở trong bùn; khi Ngài vượt thành xuất gia không còn ở trong thế gian của dục lạc nữa, ví dụ như hoa sen vượt ra khỏi bùn nhưng còn ở trong nước; khi Ngài cố gắng tu hành cho đến lúc được viên mãn giác ngộ, giống như hoa sen vượt khỏi nước, nở hoa.

Như vậy hoa sen từ lúc mới mọc đến khi trổ hoa trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn một là ở trong bùn, giai đoạn hai là ra khỏi bùn ở trong nước, giai đoạn ba là ra khỏi nước, giai đoạn bốn là nở hoa thơm ngát.

Cũng như vậy cuộc đời của đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn.

Thế nên sau này chư Tổ dùng hoa sen để tượng trưng cho công hạnh tu hành của đức Phật, hình tượng đức Phật ngự trên đài sen là ý nghĩa như vậy.

Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật cũng dùng hoa sen để dạy đệ tử và các đệ tử Phật cũng học theo gương của Ngài.

Như thế quí vị thấy đức Phật dùng hoa sen để nhắc nhở đệ tử Ngài phải sống đúng như tinh thần của hoa sen, từ chỗ nhiễm nhơ phàm tục phải dùng trí tuệ sáng ngời đi đến giác ngộ.

Vậy cái thấy biết Phật của mình ở đâu? - Ở ngay trong thân vô thường nhơ nhớp này. Tri kiến Phật là cái thanh tịnh, sáng suốt, là Diệu Pháp, là Pháp sẵn có nơi con người chúng ta. Thân nhơ nhớp ô uế này dụ như đống bùn. Đức Phật dạy thân chúng ta là nhơ nhớp là bất tịnh nhưng trong cái nhơ nhớp bất tịnh có cái thanh tịnh sáng suốt, vì vậy mà dụ Tri kiến Phật như hoa sen.

Hỷ Xả
Hoa sen xinh đẹp biết là bao!
Hoa ơi, hoa có tự thủa nào?
Mà người hằng nói: hoa quân tử
Gần bùn vẫn giữ vẻ thanh cao...

An Nhiên
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.